Phạt bao nhiêu nếu không nhường đường cho xe ưu tiên?

Theo Điểm đ, Khoản 5, Điều 6, với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại

Quy định mới nhất về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, hành vi không nhường đường cho các loại xe ưu tiên khi đang đi làm nhiệm vụ được quy định rất chặt chẽ.
Theo Luật Giao thông đường bộ, xe ưu tiên là những loại phương tiện thực thi công vụ, không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều hoặc bất cứ các đường nào khác có thể đi được, kể cả khi đã có tín hiệu đèn đỏ (chỉ trừ đoàn xe tang), tuy nhiên, phải tuân theo sự chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.


Quy định mới nhất về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, hành vi không nhường đường cho các loại xe ưu tiên khi đang đi làm nhiệm vụ được quy định rất chặt chẽ.

Điểm d, Khoản 6, Điều 5 quy định, với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô, mức phạt sẽ từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi này còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng, được quy định tại Điểm b, Khoản 12, Điều 5.

Theo Điểm đ, Khoản 5, Điều 6, với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên, đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Bên cạnh đó, người điều khiển xe còn bị áp dụng những hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng theo Điểm c, Khoản 12. Trường hợp hành vi vi phạm này gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Điểm h, Khoản 4, Điều 7 quy định, với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng, mức phạt cho hành vi trên sẽ từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung nếu gây ra tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (Khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 đến 4 tháng (Theo Điểm b, Khoản 9, Điều 7).

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *